Việc hiểu biết và vận dụng các công cụ marketing là một yếu tố cực kỳ quan trọng đối với mọi Marketers dù mới vào nghề hay đã có lâu năm kinh nghiệm. Cùng bài viết sau đây điểm lại 6 công cụ truyền thông Marketing phổ biến nhất trong thời đại công nghệ số hiện nay.
1. Quảng cáo (Advertising)
Quảng cáo gồm mọi hình thức cung cấp thông tin về một ý tưởng hàng hóa hoặc dịch vụ gián tiếp thực hiện thông qua phương tiện cụ thể nào đó theo yêu cầu của chủ thể quảng cáo với chi phí nhất định. Mục đích của quảng cáo là đem đến thông điệp mà doanh nghiệp muốn gởi gắm tới khách hàng. Thông thường được hiểu đơn giản là những giá trị độc đáo, khác biệt của sản phẩm nhằm thu hút sự chú ý của người tiêu dùng. Sự lặp đi lặp lại với tần suất cao trên các phương tiện truyền thông (báo, đài, TV,billboard,…) sẽ giúp sản phẩm và thương đi vào tâm trí khách hàng rồi từ đó thúc đẩy họ thực hiện hành vi mua.
2. Marketing mạng xã hội (Social Media)
Mạng xã hội là một trong các công cụ digital marketing, ở đây bao hàm các thể loại online media, nơi mà mọi người có thể trao đổi, tham gia, chia sẻ, kết nối với nhau… Điểm chung của các Social Media… Đây là cầu nối hiệu quả giữa doanh nghiệp và khách hàng nhằm mục đích marketing, bán hàng trực tuyến, PR hay giải đáp thắc mắc. Với khả năng tương tác hai chiều vượt trội, doanh nghiệp có thể khiến người tiêu dùng biết đến sản phẩm của mình, định vị được thương hiệu của mình trong tâm trí khách hàng. Vì vậy công cụ marketing qua mạng xã hội gần đây không còn xa lạ gì với các doanh nghiệp.
Về bản chất, mạng xã hội chính là phương thức marketing truyền miệng trên Internet. “Tiếng lành đồn xa, tiếng dữ đồn xa”, với khả năng lan truyền thông tin nhanh như vận tốc ánh sáng, mạng xã hội có thể trở thành “kẻ hủy diệt” doanh nghiệp một khi những tin tức bất lợi được lan truyền vượt quá khả năng kiểm soát của doanh nghiệp. Vì thế, thâm nhập các mạng xã hội tập trung đông đảo nhóm khách hàng mục tiêu để hiểu rõ hơn nhu cầu của họ, đồng thời hạn chế tối đa các rủi ro cho doanh nghiệp là việc tất yếu mà các marketer nên làm.
3. Marketing tại điểm bán (Trade Marketing)
Công cụ này cũng có thể được xem như Thúc đẩy bán hàng (Sale Promotions) nhưng hiện nay 3/4 các quyết định mua sản phẩm của khách hàng được thực hiện tại điểm mua (Point of Purchase) nên nhiều doanh nghiệp đã thành lập riêng bộ phận Marketing tại điểm bán (Trade Marketing).
Mục tiêu cuối cùng của Trade Marketing là hàng hóa phải đi được từ Công ty đến khi có mặt (availability) và visibility (có mặt trong cửa hàng thôi thì chưa đủ, vì nhiều khi bị nhét trong kẹt, mà còn phải trườn cái mặt ra để người tiêu dùng/người mua hàng lựa chọn). Xu hướng mới này dẫn đến điều quan trọng là các nhà tiếp thị phải duy trì mối quan hệ với các cửa hàng bán lẻ. Từ đó, đảm bảo nhà bán lẻ sẽ quảng bá sản phẩm của công ty so với đối thủ cạnh tranh.
4. Marketing trực tiếp (Direct Marketing)
Đây là sự liên kết trực tiếp với cá nhân từng khách hàng mục tiêu nhằm thúc đẩy những phản ứng đáp lại ngay tức thì và duy trì mối quan hệ bền vững với họ qua các hình thức như qua thư (Direct Mail), thư điện tử (Email Marketing), bán hàng qua điện thoại (Telemarketing), phiếu thưởng hiện vật (Couponing), marketing tận nhà (Door to Door Leaflet Marketing), quảng cáo có hồi đáp (Direct response television marketing), bán hàng trực tiếp (Direct selling), chiến dịch tích hợp (Integrated Campaigns)…
Công cụ này cho phép khách hàng tương tác, đánh giá, và được giải đáp thắc mắc về sản phẩm và doanh nghiệp một cách nhanh chóng, toàn diện. Với ưu điểm là dễ xác định và tiếp cận khách hàng tiềm năng, đo lường được hiệu quả chiến lược… đây là hình thức tiếp thị phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ, chào hàng dịch vụ/sản phẩm qua catalog (sách giới thiệu sản phẩm), tổ chức phi lợi nhuận…
5. Quan hệ công chúng (Public Relations)
PR nhắm tới các hoạt động liên quan đến việc xây dựng mối quan hệ tốt với các đối tượng công chúng khác nhau của doanh nghiệp, bằng đa dạng hoạt động vì lợi ích của cộng đồng hoặc sự kiện tạo dựng hình ảnh doanh nghiệp để thể hiện đó một hình ảnh thân thiện, luôn có thiện chí, đồng thời xử lý các vấn đề, câu chuyện, lời đồn bất lợi.
6. Bán hàng cá nhân (Personal Selling)
Bán hàng cá nhân là hoạt động giới thiệu trực tiếp hàng hóa và dịch vụ tới khách hàng qua cá nhân nhân viên bán hàng, từ đó xây dựng mối quan hệ gần gũi với khách hàng và thực hiện mục đích bán hàng. Sự giao tiếp trực tiếp giữa hai bên giúp người bán có cơ hội nắm bắt nhu cầu của khách hàng, xử lý linh hoạt các vấn đề với nhiều loại khách hàng khác nhau. Do vậy, bán hàng trực tiếp thường có khả năng thành công cao hơn các công cụ còn lại. Mục đích chủ yếu của việc bán hàng là thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của khách hàng, do đó, nhân viên bán hàng phải đảm bảo khách nhận được hàng, sử dụng thành thạo và hài lòng.
Tuy nhiên, bất lợi có thể xảy ở quá trình thông điệp được truyền tải thường được thực hiện bởi đội ngũ nhân viên với hiệu quả truyền thông phụ thuộc vào khả năng nhận thức của họ.
Kết luận
Ngày nay với sự phát triển của công nghệ internet, các công cụ truyền thông marketing không còn bị giới hạn ở truyền hình, radio, báo giấy, tạp chí,… Vì vậy, số lượng các công cụ đang dần được mở rộng và cạnh tranh khốc liệt hơn giữa các doanh nghiệp.
Nguồn: Internet
Liên hệ tư vấn:
Công ty TNHH Toàn Cầu TL – Group: 0915740088